Tìm hiểu về giao thức Non-Volatile Memory express (NVMe)

Bạn đã bao giờ nghe qua về chuẩn giao tiếp NVMe – Non – Volatile Memory express, tạm dịch là bộ nhớ bất biến tốc độ cao. Đây là một chuẩn giao tiếp ra mắt vào năm 2011 và hiện nay được tích hợp trên ổ cứng thể rắn SSD, liên tục được cải tiến nhằm đến hiệu năng làm việc tốt nhất cho người sử dụng.

Để hiểu hơn về công nghệ lưu trữ NVMe, mời bạn theo dõi bài viết của Cứu Dữ Liệu Bách Khoa nhé.

Khái niệm về Non – Volatile Memory express

Non – Volatile Memory express, viết tắt là NVMe, là một chuẩn giao tiếp dựa trên PCI Express – một cổng giao tiếp mới được áp dụng để đáp ứng yêu cầu tốc độ truyền dữ liệu ngày một tăng.

Công nghệ lưu trữ NVMe ra đời vào năm 2011. Hiện tại, nó được tích hợp trên ổ cứng SSD của nhiều hãng như Intel, Hãng Samsung, Sandisk, Dell & Seagate.

công nghệ lưu trữ VNMe

Tại sao công nghệ lưu trữ NVMe phát triển?

Hẳn mọi người cũng biết, ổ cứng SSD đã và đang trở thành công nghệ lưu trữ chính hiện nay. Bởi vì hầu hết công việc đều yêu cầu tốc độ xử lý cao và chính xác. Trong khi đó, các chuẩn giao tiếp cũ (SATA và SAS) không còn hoạt động tốt, đặc biệt là trong môi trường trung tâm dữ liệu. Điều này đã đặt ra vấn đề về một chuẩn giao tiếp tốc độ cao hơn.

Trong điều kiện này, chuẩn NVMe ra đời cung cấp một giải pháp thay thế kết nối và truyền dữ liệu giữa hệ thống máy chủ và thiết bị lưu trữ mục tiêu ngoại vi. Với chuẩn NVMe, ổ cứng sẽ kết nối trực tiếp hơn tới bo mạch chủ và dữ liệu sẽ không phải nhảy qua bộ điều khiển Serial Advanced Technology Attachment (SATA). Vậy nên tốc độ đọc và ghi dữ liệu được cải thiện hơn rất nhiều.

công nghệ lưu trữ NVME
Sơ đồ của chuẩn giao tiếp lưu trữ NVMe

 

Trong đó, cổng giao tiếp PCIe 3.0 – thế hệ hiện tại của chuẩn PCI Express, có tốc độ truyền tải tối đa lên tới 985MBps trên mỗi làn.

Đặc điểm nổi bật của NVMe

Để trở thành sự lựa chọn của tương lai, công nghệ lưu trữ NVMe có nhiều ưu điểm nổi bật:

Giảm độ trễ trong ngăn xếp phần mềm máy chủ: NVMe đem đến năng suất gấp 2 lần đối với SAS 12 Gb / s & 4-6X của SATA 6 Gb / s.

Chỉ số xuất nhập dữ liệu mỗi giây (IOPS) cao hơn: NVMe có 64K hàng đợi (I/O queue) xử lý các lệnh xuất nhập, với mỗi hàng đợi I/O hỗ trợ lên đến 64K lệnh => tăng hiệu năng của ổ cứng. Trong khi đó, trên AHCI, hỗ trợ chỉ duy nhất một hàng đợi I/O với tối đa 32 lệnh một hàng đợi.

Tiêu thụ điện năng thấp hơn: Tùy thuộc vào hệ số hình thức và số làn PCIe đang được sử dụng.

Chuẩn giao tiếp dùng cho các công nghệ và ứng dụng mới hơn và đang phát triển như internet vạn vật ( IoT ), trí tuệ nhân tạo ( AI ) và máy học ( ML ), tất cả đều có thể được hưởng lợi từ độ trễ thấp và hiệu suất cao của NVMe gắn liền lưu trữ.

Có nên mua SSD NVMe?

Những chiếc ổ cứng SSD sử dụng chuẩn giao tiếp NVMe ngày càng được bán phổ biến hơn với giá thành giảm, phải chăng so với thời gian đầu. Vậy nên, nó tiếp cận nhiều phân khúc ng dùng hơn. Một ổ cứng SDD có dung lượng 500GB có giá chỉ từ 3.000.000.

công nghệ lưu trữ NVMe
Ổ cứng SSD tích hợp NVMe

Tuy nhiên, nếu công việc của bạn không đòi hỏi tốc độ lưu trữ quá cao, bạn cũng không cần thay thế ổ cứng SSD NVMe. Nếu bạn là người thường xuyên làm việc với nhiều video dung lượng lớn, độ phân giải cao, một chiếc ổ cứng SSD được tích hợp công nghệ VNMe sẽ giúp tăng hiệu suất công việc khá nhiều đấy.

Kết:

Có thể nói rằng non-volatile memory express – NVMe là chuẩn mực trong tương lai của giao diện chủ đạo dành cho lưu trữ, dùng trong nhiều nhiều giao diện khác nhau đa dạng như M.2, PCIe, U.2,… Việc sở hữu một ổ cứng NVMe sẽ giúp bạn cải thiện hiệu suất công việc một cách đáng kể.

Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ hiểu thêm về công nghệ lưu trữ mới NVMe nhé!

1900636196