Dịch vụ khôi phục dữ liệu server chuyên nghiệp

Server bị mất dữ liệu so với việc một thiết lưu trữ nhỏ như ổ cứng, thẻ nhớ, USB bị mất dữ liệu là một vấn đề đau đầu hơn rất nhiều. Bởi vậy, cứu dữ liệu server cũng có phần phức tạp hơn. Bạn cần nắm được các nguyên nhân, giải pháp và quy trình thực hiện việc cứu dữ liệu cũng như một số chú ý cần ghi nhớ trong quá trình thực hiện việc cứu dữ liệu này thì bạn mới có đủ khả năng phục hồi dữ liệu hoàn toàn mà không gây ảnh hưởng đến server. 


Cứu dữ liệu Bách Khoa KHUYẾN CÁO: Bạn chỉ nên áp dụng phương pháp khôi phục dữ liệu này cho các dữ liệu không quan trọng. Với dữ liệu quan trọng như thông tin cá nhân, dữ liệu công việc, hình ảnh, video, tài liệu,… hãy gọi cho chuyên gia của chúng tôi qua số điện thoại 190063619602437852555 để nhận hỗ trợ chuyên sâu. Cứu dữ liệu Bách Khoa KHÔNG chịu trách nhiệm về sự cố dữ liệu khi bạn thực hiện theo các hướng dẫn của chúng tôi.


Server – cơ sở dữ liệu cần thiết cho doanh nghiệp

Trước khi tìm hiểu về vấn đề cứu dữ liệu server, bài viết sẽ chia sẻ tầm quan trọng của hệ thống máy chủ (server) trong lưu trữ dữ liệu và nguyên nhân dữ liệu server bị mất!

server 1

Nếu dữ liệu của cá nhân được lưu trữ trên ổ cứng, USB hay thẻ nhớ thì dữ liệu của doanh nghiệp được lưu trữ trên server. Hiểu nôm na, Server là một máy tính “khổng lồ” có kết nối Internet, có địa chỉ IP, cung cấp các tiện ích/dịch vụ cho các máy tính khác. Cụ thể ở đây là lưu trữ dữ liệu của các máy tính trạm (client). Máy chủ được chia thành nhiều loại khác nhau như máy chủ ảo, máy chủ riêng và máy chủ đám mây. Mỗi hình thức máy chủ có ưu nhược điểm riêng nhưng điểm chung là đều có thể bị mất dữ liệu.

Những nguyên nhân khiến server bị mất dữ liệu

cuu du lieu server 1 1

Nếu dữ liệu trên server bị mất không cứu được, bạn có thể tưởng tượng hậu quả không? Dưới đây là một số nguyên nhân server mất dữ liệu.

Virus tấn công: Virus tấn công server là một nguyên nhân phổ biến khiến dữ liệu trên Server bị mất. Các dữ liệu không truy cập được từ máy chủ do bị mã hóa. Đôi khi, các doanh nghiệp tốn một khoản tiền khổng lồ để cứu các dữ liệu quan trọng. 

Do thao tác từ các máy trạm: Nếu bạn xóa nhầm hay format nhầm dữ liệu trên một máy trạm thì dữ liệu đó cũng biến mất trên máy chủ luôn. 

Mất cấu hình RAID: Cấu hình RAID là một việc quan trọng để đảm bảo an toàn cho dữ liệu trên máy chủ. Chính vì thế, nếu cấu hình Raid bị lỗi hoặc bị mất thì dữ liệu trên máy chủ cũng không truy xuất được. 

Lỗi vật lý: Server có cấu trúc vật lý lớn, không dễ hư hỏng do đánh rơi hay bị va chạm như nhiều thiết bị lưu trữ nhỏ khác, vậy nên, hiện tượng server bị lỗi vật lý do va chạm gần như không xảy ra. Nguyên nhân chủ yếu khiến Server hỏng do lỗi vật lý là tuổi thọ lâu nên hư, hỏng đầu từ hay ổ cứng bị chết cơ… Đối với trường hợp này, thay thế phần cứng là điều cần làm. 

Lỗi file hệ thống: File hệ thống có thể bị lỗi do đang hoạt động thì mất nguồn đột ngột, build RAID bị lỗi hay nâng cấp hệ điều hành bị trục trặc…

Ngoài ra, server còn có thể gặp rất nhiều trường hợp lỗi ngoài dự kiến, lỗi “hiếm”. Ví dụ như thiên tai, hỏa hoạn ảnh hưởng vật lý đến server gây nên tình trạng mất dữ liệu. 

Giải pháp khi phát hiện máy chủ bị lỗi

Qua phần trên, hẳn bạn cũng hình dung được hệ thống server quan trọng như thế nào trong một doanh nghiệp rồi đúng không? Nhất là đối với các doanh nghiệp lớn, làm việc với số lượng data khủng thì khôi phục dữ liệu server trong trường hợp không may mất dữ liệu là việc ưu tiên hàng đầu. 

Dấu hiệu server bị mất dữ liệu có thể đến từ việc thông báo hệ thống hoặc kỹ thuật viên trực tiếp kiểm tra phần cứng. Ngay khi phát hiện tình trạng này, bạn cần bình tĩnh và thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Kiểm tra tín hiệu từ đèn báo trong mỗi jack ổ cứng. Đèn xanh là tốt, đèn vàng là cảnh báo rủi ro và đèn đỏ là sự cố hư hỏng.

Bước 2: Tắt nguồn máy chủ, kiểm tra kết nối SATA hoặc SAS

Bước 3: Truy cập trình điều khiển card RAID để xem thông số, nhận diện và thống kê RAID bị lỗi, nhận biết máy chủ chạy RAID mấy.

Bước 4: Kiểm tra khả năng trao đổi dữ liệu trong ổ cứng ngẫu nhiên. Nếu ổ cứng không nhận tín hiệu thì khả năng cao máy chủ bị lỗi vật lý như bad sector, lỗi cơ, lỗi firmware. Trường hợp này bạn cần liên hệ tới trung tâm phục hồi dữ liệu server.

Bước 5: Trường hợp kết nối vẫn thấy ổ cứng báo đèn vàng hoặc đèn đỏ thì máy chủ còn hoạt động. Bạn hãy liên hệ tới kỹ thuật viên của Cứu dữ liệu Bách Khoa qua hotline 1900 636 196 để được hướng dẫn khôi phục dữ liệu một cách an toàn nhất. Chúng tôi sẽ hướng dẫn miễn phí trong điều khiển bạn phải tuân thủ hoàn toàn các bước vì chỉ cần sai 1 chi tiết cũng có thể khiến dữ liệu bị mất vĩnh viễn không thể phục hồi.

cuu du lieu server 2 1

Khôi phục dữ liệu server là quá trình phức tạp hơn rất nhiều so với trên thiết bị đơn lẻ như ổ cứng hay USB. Người thực hiện bắt buộc phải am hiểu về kỹ thuật, nắm vững kiến thức chuyên môn. Nhờ sự trợ giúp của các trung tâm cứu hộ dữ liệu server là cách mà nhiều doanh nghiệp lựa chọn nếu dữ liệu trên máy chủ không may bị mất. Mặc dù nói server giống như một máy tính nhưng hệ thống lưu trữ của nó cực kỳ phức tạp. Ngoài ra, cứu dữ liệu server cần đặt sự an toàn của hệ thống máy chủ lên hàng đầu. Chính vì thế, trung tâm cứu hộ dữ liệu mới có thể giúp bạn giải quyết vấn đề tốt nhất. 

Trung tâm cứu dữ liệu có hệ thống phòng lab tiêu chuẩn, có đầy đủ các thiết bị máy móc cũng như đội ngũ nhân viên kỹ thuật có kinh nghiệm xử lý các trường hợp mất dữ liệu, có thể giúp bạn khôi phục lại tối đa dữ liệu bị mất. Vậy nên khi phát hiện dữ liệu server bị mất, bạn không nên tự mình khắc phục mà hãy nhờ hỗ trợ từ kỹ thuật viên có chuyên môn.

Trung tâm khôi phục dữ liệu server hàng đầu Hà Nội

Cứu Dữ Liệu Bách Khoa là đơn vị uy tín hàng đầu trong lĩnh vực cứu dữ liệu server. Chúng tôi chuyên cung cấp các giải pháp ứng phó, xử lý sự cố dữ liệu trên các thiết bị lưu trữ, trong đó có cứu dữ liệu hệ thống server chuyên nghiệp cho các doanh nghiệp lớn nhỏ. Với kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành phục hồi dữ liệu, đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật viên được đào tạo bài bản từ Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, chúng tôi đủ nguồn lực để giải quyết mọi vấn đề về dữ liệu server của khách hàng.

DICH vu cuu du lieu server

Cứu Dữ Liệu Bách Khoa đảm nhận lấy lại dữ liệu server tất cả cấu hình RAID từ đơn giản đến phức tạp như cứu dữ liệu server IBM cho công ty Than Nam Mẫu – Quảng Ninh; Cứu dữ liệu RAID 5 server IBM 3500 từ Trung tâm điện lực Phú Xuyên – Hà Nội; Cứu lại toàn bộ dữ liệu RAID 5 máy chủ IBM cho UBND tỉnh Hòa Bình;… Cứu dữ liệu RAID 10 lỗi server HP cho Ngân hàng NN & PTNT Điện Biên;… Nhiều trường hợp cứu dữ liệu máy chủ khác cho cá nhân, doanh nghiệp trên cả nước.

Khôi phục hệ thống máy chủ sử dụng hệ thống RAID

– Lỗi do hư hỏng vươt quá số lượng ổ cho phép trên raid 0  RAID 1, RAID  5,  RAID 6,   RAID 10, XRAID, LVM , Linux,…
– Lỗi do Hoạt động không ổn định hoặc ổ cứng máy chủ trong RAID lỗi SMART, BAD sector, Lỗi PCB. Lỗi đầu đọc
– Lỗi do mất cấu hinh RAID, Card raid hoặc máy chủ cháy, hỏng.
– Lỗi do xóa, format, DM mất phân vùng.
– Lỗi Máy chủ ảo, Vmware,
– Lỗi do rebuild thất bại, offline RAID Volume …

raid

Khôi phục hệ thống server mạng NAS, SAN

– Lỗi do hỏng main NAS.
– Lỗi do Hỏng boot OS, báo lỗi khi Boot.
– Lỗi vật lý ổ cứng thành phần RAID.

Nếu hệ thống server của bạn gặp vấn đề, hãy đến với trung tâm Cứu dữ liệu Bách Khoa, bạn sẽ được hỗ trợ tốt nhất.

Quy trình cứu dữ liệu server tại Cứu dữ liệu Bách Khoa diễn ra như sau:

  • Bước 1: Kỹ thuật viên tiếp nhận thông tin lỗi server, mất dữ liệu từ khách hàng. Tiến hành trao đổi thông tin và nhận diện lỗi.
  • Bước 2: Kỹ thuật viên tiếp nhận ổ cứng server bị lỗi, sử dụng PC3000 Portable III, PC3000 SAS để kiểm tra.
  • Bước 3: Thông báo phương án khắc phục, báo giá cứu dữ liệu server cho khách hàng, tỷ lệ khôi phục, thời gian hoàn thành.
  • Bước 4: Tiến hành khôi phục dữ liệu trong phòng lab chuyên dụng.
  • Bước 5: Sao lưu dữ liệu đã khôi phục, bàn giao khách hàng.

Cam kết dịch vụ từ Cứu dữ liệu Bách Khoa

Hoạt động cứu dữ liệu server mang tính phức tạp và rủi ro cao hơn nhiều so với khôi phục dữ liệu trên thiết bị lưu trữ thông thường. Vì vậy thời gian phục hồi tại trung tâm sẽ kéo dài hơn các ca khác, trung bình khoảng 1 – 2 ngày. Tuy nhiên, Cứu dữ liệu Bách Khoa cam kết khôi phục tối đa dữ liệu cho khách hàng. Trong trường hợp ổ cứng đơn lẻ trong máy chủ bị hư hỏng, mất cấu hình RAID, bad sector hay bị virus,.. chúng tôi sẽ thực hiện khôi phục trực tiếp tại chỗ. Khách hàng có thể theo dõi tiến trình ngay tại trung tâm.

co so bach khoa data recovery

Cứu dữ liệu Bách Khoa cam kết báo giá thật – làm thật, không vẽ thêm lỗi để thu tiền khách hàng. Mọi hoạt động khám lỗi, sửa chữa tại chỗ đều được chúng tôi công khai. Trường hợp khắc phục trong phòng lab, mọi vấn đề phát sinh thêm khách hàng đều không phải chịu chi phí và rủi ro đi kèm. Trường hợp không lấy lại được dữ liệu theo như cam kết, chúng tôi không thu tiền khách hàng.

Ngay sau khi hoàn tất khôi phục dữ liệu server, kỹ thuật viên tiến hành sao lưu dữ liệu và bàn giao đầy đủ tới khách hàng. Trường hợp khách hàng chưa thể lấy ngay, chúng tôi sẽ lưu trữ dữ liệu trong 5 ngày và thiết bị là 30 ngày. Sau thời gian trên để đảm bảo tính bảo mật dữ liệu, chúng tôi sẽ tiến hành xóa vĩnh viễn dữ liệu đã khôi phục và tiêu hủy an toàn thiết bị lưu trữ.

TRUNG TÂM KHÔI PHỤC DỮ LIỆU BÁCH KHOA – CÔNG TY CP GIẢI PHÁP MÁY TÍNH VIỆT NAM

Điện thoại hỗ trợ kỹ thuật :

1900636196 hoặc 02437852555

Hiện trung tâm khôi phục dữ liệu bách khoa có 2 phòng LAB phục vụ khách hàng tại  Bách khoa và  Cầu Giấy:

Trụ sở chính: Số 29 Ngõ 40 Tạ Quang Bửu – P. Bách khoa – Quận Hai Bà Trưng – Hà Nội.

ĐT: 02437852555 Thời gian làm việc : 8H -18H Tất cả các ngày trong tuần. Chủ nhật làm việc đến 17H

Chi nhánh Cầu Giấy : Tầng 8 Tòa nhà AP Building – số 87 Trần Thái Tông – Dịch Vọng – Cầu Giấy – Hà Nội

ĐT: 02437852555 – Thời gian làm việc : 8H -18H Thứ 2 Đến thứ 6. Thứ 7 Làm việc đến 12H

Khách hàng có nhu cầu xử lý sự cố ngoài giờ vui lòng gọi điện trước. Hotline: 0912600250

1900636196