3 kiểu lưu trữ RAID nội bộ – Bạn nên chọn loại nào?

Nhu cầu lưu trữ dữ liệu cho công việc ngày càng nhiều, bạn băn khoăn không biết nên mua một bộ lưu trữ mở rộng dạng RAID hay không? Bạn cũng không biết cân nhắc vào yếu tố để lựa chọn kiểu RAID lưu trữ phù hợp nhất với nhu cầu của mình/doanh nghiệp? Bài viết này của Cứu Dữ Liệu Bách Khoa sẽ so sánh những kiểu RAID lưu trữ phổ biến hiện nay. Hy vọng bài viết này giúp bạn có được sự lựa chọn thông minh khi mua bộ lưu trữ RAID.

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn RAID lưu trữ nội bộ

Khi lựa chọn bộ RAID lưu trữ nội bộ cho doanh nghiệp/cá nhân, hãy xem xét các yếu tố sau:

  • Dung lượng cần lưu trữ: Lượng dữ liệu bạn cần lưu trữ liên quan trực tiếp đến dung lượng RAID. Ngoài ra, hãy đảm bảo bộ nhớ RAID có dung lượng dự phòng để lưu trữ bản sao của các tệp hay nội dung ghi vào đĩa.
  • Chi phí có thể bỏ ra: Cấu hình của hệ thống RAID khác nhau dẫn đến chi phí cần bỏ ra khác nhau. Cấu hình của RAID phụ thuộc vào môi trường sử dụng.
  • Mục đích sử dụng của bộ RAID: Một số loại bộ nhớ RAID được sử dụng chuyên để lưu trữ, hạn chế về khả năng đọc và ghi. Một số loại RAID cho phép người dùng đọc và ghi thường xuyên. Những loại RAID này khác nhau về tốc độ đọc và ghi, phần cứng cũng như giao thức sử dụng.
  • Có nhân viên chuyên quản lý hệ thống hay không: Nếu bạn muốn xây dựng một hệ thống lưu trữ RAID lớn, bạn nên thuê nhân viên IT quản lý chuyên nghiệp. Điều này giúp bạn phát hiện và xử lý kịp thời các vấn đề xảy ra với hệ thống RAID.

Dưới đây là 3 kiểu bộ nhớ RAID lưu trữ dữ liệu phổ biến nhất. Cùng tìm hiểu sự khác biệt nhé!

So sánh 3 kiểu RAID lưu trữ dữ liệu phổ biến

DAS – Direct Attached Storage

DAS là mô hình lưu trữ đơn giản nhất và chi phí thấp. Trong hệ thống này, các máy tính được kết nối với nhau thông qua hệ thống cáp USB, các khay ngoại vi hay một phương pháp tương tự.

kiểu raid lưu trữ
DAS là mô hình lưu trữ đơn giản nhất và chi phí thấp.

 

Hệ thống DAS có thể sử dụng loại ổ cứng SATA, SAS hay SSD, phụ thuộc vào mong muốn về tốc độ và hiệu suất lưu trữ.

Tuy nhiên, kiểu RAID này không thích hợp sử dụng cho nhu cầu chia sẻ dữ liệu nhiều. Nó hạn chế về khả năng mở rộng. Vậy nên, bộ nhớ lưu trữ DAS thích hợp cho nhu cầu chia sẻ dữ liệu cục bộ.

NAS – Network Attached Storage

NAS là mô hình bộ nhớ RAID lưu trữ cho phép chia sẻ dữ liệu thông qua một mạng LAN. Mỗi thiết bị trong hệ thống này được gán một IP và người dùng truy cập được dữ liệu thông qua sự điều khiển của máy chủ.

kiểu raid lưu trữ
NAS là mô hình bộ nhớ RAID lưu trữ cho phép chia sẻ dữ liệu thông qua một mạng LAN

 

Kiểu bộ nhớ RAID này không phải là lựa chọn tối ưu nếu cần lưu trữ khối lượng dữ liệu lớn và nhiều người truy cập. Khi đó, tốc độ của mạng sẽ giảm đi đáng kể. Mạng lưu trữ NAS thích hợp cho các doanh nghiệp nhỏ. Đồng thời, tổ chức cần có một hệ thống thiết bị linh hoạt, đáng tin cậy để đáp ứng nhu cầu mở rộng của khách hàng.

Xem thêm: Bạn biết gì về cứu dữ liệu NAS?

SAN – Storage Attached Network

SAN là kiểu bộ nhớ RAID lớn nhất trong 3 loại và nó có thể xử lý và truyền đi khối lượng dữ liệu lớn dưới dạng khối (block) chứ không chỉ dừng lại ở định dạng tệp (file). Ngoài ra, nó cho phép người dùng mở rộng về số lượng thiết bị, dung lượng hệ thống và quy mô. Bởi SAN sử dụng công nghệ cáp quang tiên tiến.

 

kiểu raid lưu trữ
Bộ nhớ SAN thích hợp để sử dụng trong những trung tâm dữ liệu và công ty có nhu cầu tính toán quy mô lớn.

 

Bộ nhớ SAN thích hợp để sử dụng trong những trung tâm dữ liệu và công ty có nhu cầu tính toán quy mô lớn. Nó có ưu điểm như giảm thiểu tính rủi ro của dữ liệu, bảo mật cao, dễ dàng chia sẻ và mở rộng.

Tuy nhiên, SAN là một hệ thống lưu trữ quy mô lớn, cần có đội ngũ nhân viên CNTT quản lý chuyên nghiệp.

Xem thêm: Những điều NÊN và KHÔNG NÊN làm khi RAID bị lỗi

Kết:

Bài viết trên đây, Cứu Dữ Liệu Bách Khoa đã chia sẻ về 3 kiểu bộ nhớ RAID lưu trữ cũng như trường hợp sử dụng của nó. Việc lựa chọn kiểu RAID lưu trữ nào phụ thuộc vào dung lượng lưu trữ, ngân sách, đội ngũ nhân việc của bạn. Hy vọng bài viết này sẽ mang đến cho mọi người nhiều thông tin hữu ích.

Đừng quên theo dõi website của Cứu Dữ Liệu Bách Khoa để biết thêm nhiều điều hữu ích nhé.

1900636196