Những điều NÊN và KHÔNG NÊN làm khi RAID bị lỗi

Đối với những doanh nghiệp, RAID dữ liệu là một hệ thống phức tạp và chứa nhiều thông tin quan trọng. Khi Raid bị lỗi, việc di chuyển sai có thể khiến bạn không thể truy cập vào dữ liệu được nữa. Tệ hơn, dữ liệu cũng có thể mất vĩnh viễn nếu bạn không cẩn thận. Chính vì vậy, Cứu Dữ Liệu Bách Khoa sẽ chia sẻ về một số điều nên và không nên làm khi xử lý hệ thống RAID bị lỗi. Hy vọng nó sẽ giúp bạn hạn chế tối đa những rủi ro về việc mất dữ liệu trong doanh nghiệp.

Một số lỗi thường xảy ra đối với RAID dữ liệu

Trước khi tìm hiểu về cách xử lý hệ thống RAID bị lỗi, đây là một số nguyên nhân gây ra lỗi:

  • Tình cờ xóa hoặc định dạng lại
  • Bị thấm nước hay chịu tác động của nhiệt độ cao
  • Rebuid RAID không thành công
  • Bộ điều khiển RAID bị lỗi
  • Bị tấn công bởi vì rus
  • Tăng dòng điện đột ngột

Cũng như bất kỳ thiết bị lưu trữ nào khác, hệ thống RAID sẽ gặp phải những vấn đề về lỗi logic hoặc vật lý tại một thời điểm nào đó. Đôi khi, RAID sẽ bị gặp nhiều lỗi cùng một lúc, lỗi vật lý kết hợp với lỗi logic khiến cho người dùng gặp khó khăn trong việc khôi phục dữ liệu.

Vậy bạn cần làm gì khi phát hiện RAID bị lỗi?

Những điều NÊN LÀM khi phát hiện RAID bị lỗi

Đôi khi, việc RAID bị lỗi không gây ra việc mất dữ liệu. Chính những hành động “không đúng cách” của người dùng để cứu dữ liệu cho hệ thống RAID lại là nguyên nhân làm dữ liệu bị mất vĩnh viễn.

raid bị lỗi
Khi phát hiện hệ thống RAID bị lỗi, hãy lập tức ngừng sử dụng nó

Khi bạn phát hiện hệ thống RAID có vấn đề, hãy nhớ những điều sau:

Ngừng sử dụng: Việc tiếp tục cố gắng vận hành hệ thống RAID bị lỗi có thể làm trầm trọng thêm vấn đề và gây ra hiện tượng ghi đè dữ liệu nội bộ.

Hạn chế thiệt hại về vật lý: Nếu bạn muốn tự xử lý các bộ phận của hệ thống RAID (ổ đĩa, vỏ), đừng làm rơi chúng. Bất kỳ sự va đập nào cũng có thể gây ra các thiệt hại khó lường và làm mất rất nhiều dữ liệu.

Ngắt nguồn điện: Việc ngắt điện giúp bạn rebuild RAID an toàn, hạn chế xảy ra các hư hỏng về cơ học hay logic.

Chú ý các thông báo khi xử lý RAID bị lỗi: Đọc tất cả các thông báo của hệ điều hành khi xử lý RAID bị lỗi.

Cẩn thận khi đóng gói RAID: Nếu bạn muốn đóng gói RAID để gửi đến công ty khôi phục dữ liệu, hãy sử dụng màng bọc bong bóng và vật liệu chống tĩnh điện để đảm bảo các ổ đĩa đến cơ sở khôi phục trong tình trạng ban đầu.

Bên cạnh những bị nên làm, dưới đây là những điều bạn không nên thực hiện khi hệ thống RAID bị lỗi.

Những điều KHÔNG NÊN LÀM để tránh mất dữ liệu trên RAID

  • Nếu bạn tự rebuild lại hệ thống RAID, đừng thay đổi thứ tự của các đĩa bởi vì nó sẽ thay đổi hoạt động của hệ thống.
  • Không cố gắng mở các ổ đĩa trong mảng RAID và tự sửa trong môi trường không sạch sẽ. Điều này sẽ gây thêm những hư hỏng cho hệ thống RAID đã có vấn đề. Hãy bọc bộ RAID lại và mang đến trung tâm cứu dữ liệu – nơi có hệ thống phòng sạch đạt tiêu chuẩn về thể tích bụi để được hỗ trợ.
RAID bị lỗi
Nếu bạn phát hiện hệ thống RAID bị lỗi, hãy đem nó đến các trung tâm khôi phục dữ liệu để sửa chữa
  • Không cài đặt phần mềm khôi phục trên mảng RAID của bạn vì nó sẽ ghi đè lên các tệp hiện có.
  • Không thay thế bộ điều khiển vì nó sẽ khiến dữ liệu có nguy cơ bị xóa và sẽ không giải quyết được gốc rễ của vấn đề.
  • Khi tháo rời một mảng RAID để vận chuyển hoặc rebuild, không tháo nhiều đĩa cùng một lúc vì nó sẽ làm gián đoạn quá trình.

Kết:

So với nhiều thiết bị lưu trữ cá nhân, hệ thống RAID phức tạp hơn nhiều và dễ xảy ra rủi ro khi tự khôi phục. Hơn nữa, hầu hết dữ liệu trong RAID máy chủ rất quan trọng, việc tự khôi phục là rất mạo hiểm. Tốt nhất, khi phát hiện hệ thống RAID bị lỗi, bạn nên thực hiện theo đúng những điều nên và không nên làm được đề cập trong bài viết để hạn chế tối đa nguy cơ mất dữ liệu quan trọng.

Cứu Dữ Liệu Bách Khoa Hà Nội là địa chỉ chuyên tiếp nhận và sửa chữa các hệ thống RAID máy chủ bị lỗi. Tại đây, thiết bị của bạn sẽ được chẩn đoán nguyên nhân và khôi phục bởi những kỹ sư hàng đầu trong lĩnh vực dữ liệu. Trung tâm cũng có hệ thống phòng sạch hiện đại bậc nhất Việt Nam và hệ thống máy móc hiện đại để đảm bảo thiết bị an toàn trong quá trình khôi phục cũng như tăng khả năng thành công của việc cứu dữ liệu.

Xem thêm: 7 cách ngăn ngừa mất dữ liệu hiệu quả bạn nên áp dụng ngay

Liên hệ Cứu Dữ Liệu Bách Khoa

1900636196