Server là một máy chủ lớn, nơi lưu trữ những dữ liệu của cả một doanh nghiệp với số lượng cực nhiều. Việc server bị mất dữ liệu còn “kinh khủng” hơn rất nhiều so với mất dữ liệu trong một thiết bị đơn lẻ. Trong đó, Raid là thành phần lưu trữ dữ liệu trên server. Vậy Raid là gì? Tại sao cần sử dụng RAID để lưu trữ dữ liệu thay vì ổ cứng thông thường? Tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Nội dung chính
RAID là gì?
RAID (Redundant Arrays of Inexpensive Disks) là hình thức tập hợp nhiều ổ cứng vật lý với nhau để tạo thành một hệ thống ổ đĩa lớn, giúp lưu trữ được nhiều dữ liệu hơn. RAID còn tích hợp nhiều tính năng để tăng tốc độ đọc/ghi của dữ liệu cũng như tăng thêm sự an toàn của dữ liệu lưu trữ.
RAID được sử dụng để lưu trữ dữ liệu trên các server lớn.
Ưu điểm của RAID lưu trữ là gì?
Việc lưu trữ dữ liệu trên RAID có nhiều ưu điểm nổi bật hơn cho với các ổ cứng truyền thống:
Lưu trữ được dung lượng lớn hơn
Được ghép từ nhiều ổ cứng vật lý, RAID chứa được một dung lượng lớn dữ liệu. Đây là lý do nó được dùng nhiều trên các máy chủ (Server) – hệ thống lưu trữ dữ liệu trong các doanh nghiệp lớn. Server của các doanh nghiệp được kết nối với rất nhiều máy trạm với rất nhiều dữ liệu đổ về mỗi ngày.
Khả năng chịu lỗi tốt
Bởi vì RAID lưu trữ một lượng cực lớn dữ liệu, điều này yêu cầu tính an toàn cao. Hầu hết các cấp RAID đều có một số mức độ dự phòng nhất định và tích hợp khả năng chịu lỗi để ngăn ngừa hiện tượng mất dữ liệu tốt nhất.
Hoạt động liên tục và bền bỉ
RAID lưu trữ bao gồm các ổ cứng vật lý riêng biệt nhau, đặc biệt, khi một ổ cứng trong hệ thống RAID bị hỏng, bạn có thể thay thế nó trong khi các ổ cứng khác vẫn hoạt động một cách bình thường. Đây là một tính năng cực kỳ quan trọng khi lưu trữ dữ liệu trên Server. Điều này đảm bảo máy móc của bạn luôn hoạt động liên tục, công việc luôn trơn tru và không có hiện tượng hư hỏng dây chuyền.
Tốc độ nhanh hơn
Một ưu điểm nổi bật của RAID lưu trữ là tốc độ đọc và ghi dữ liệu rất nhanh. Điều này cần thiết trong môi trường làm việc cường độ cao.
Xem thêm: Cứu dữ liệu server: Nguyên nhân và giải pháp
Vậy hiện nay trên thị trường có những loại RAID lưu trữ phổ biến nào?
Các cấp RAID lưu trữ phổ biến
RAID lưu trữ dữ liệu có rất nhiều loại, trong đó phổ biến nhất là RAID 0, RAID 1, RAID 5 và RAID 10. Khả năng lưu trữ của từng loại RAID này khác nhau và tính an toàn cũng khác.
Raid 0:
Để setup Raid 0, cần ít nhất 2 ổ đĩa có dung lượng bằng nhau. Khi có dữ liệu, dữ liệu này sẽ được phân chia đều theo số lượng ổ đĩa.
Ưu điểm của RAID 0 là tốc độ đọc/ghi dữ liệu nhanh. Tuy nhiên, sử dụng Raid 0 có rủi ro cao vì không có ổ cứng dự phòng và khả năng chịu lỗi thấp.
Raid 0 được sử dụng phổ biến hiện nay để tăng hiệu quả lưu trữ dữ liệu.
Raid 1:
RAID 1 cho phép đọc và ghi cùng một dữ liệu vào hai ổ đĩa, tức có một ổ đĩa dự phòng. Khi sử dụng RAID 1, nếu một ổ đĩa bị lỗi, bạn vẫn có thể truy cập dữ liệu từ đĩa khác.
Nhược điểm của RAID 1 là bạn phải chia đôi dung lượng đĩa làm hai, tăng chi phí cho mỗi GB lưu trữ. RAID 1 được sử dụng khi có sự dư thừa dữ liệu, bạn luôn cần một khả năng dự phòng và tính sẵn sàng trong ổ đĩa.
RAID 5:
Raid 5 là sự kết hợp giữa Raid 1 và Raid 0. Các dữ liệu sẽ được tách ra và lưu trữ trên từng ổ cứng riêng biệt và có một ổ cứng dự phòng backup dữ liệu cả ba ổ cứng còn lại. Điều này đảm bảo dữ liệu không mất đi khi có sự cố phát sinh với một ổ cứng bất kỳ trong cụm. Để setup Raid 5 ta cần tối thiểu 3 ổ cứng.
Ưu điểm của RAID 5 là nâng cao hiệu suất lưu trữ dữ liệu nhưng vẫn đảm bảo an toàn và tiết kiệm chi phí dữ liệu. Tuy nhiên, cấp RAID này phát sinh thêm 1 ổ đĩa so với hình thức lưu trữ thông thường. Điều này dẫn đến chi phí tăng lên.
RAID 10:
Dữ liệu được lưu trữ trong Raid 10 vào đồng thời 4 ổ đĩa, 2 ổ dạng Striping (Raid 0) và 2 ổ (Mirroring) Raid 1.
Đây là một hình thức lưu trữ nhanh, an toàn, đảm bảo không thất thoát khi 1 trong số 4 ổ cứng bị hỏng. Tuy nhiên, chi phí cho việc lưu trữ được đội lên 2 lần so với thông thường.
Như vậy là bài viết trên đây đã chia sẻ xong đến mọi những thông tin cơ bản về RAID lưu trữ dữ liệu cũng như các cấp RAID. Hy vọng bài viết này mang lại cho bạn những thông tin hữu ích nhé!