Bạn muốn mua ổ cứng SSD để nâng cấp chiếc laptop của mình, giúp cho hoạt động công việc và học tập trơn tru và suôn sẻ hơn. Nhưng bạn không có kinh nghiệm trong việc lựa chọn các thiết bị lưu trữ. Đừng lo! Bài viết này của Cứu Dữ Liệu Bách Khoa được viết để giúp bạn lựa chọn ổ cứng SSD phù hợp một cách dễ dàng. Đừng bỏ qua những chia sẻ này nhé.
Nội dung chính
Dạng thức vật lý (Form Factors) – Yếu tố quan trọng nhất khi lựa chọn ổ cứng SSD
Yếu tố người mua cần xem xét đầu tiên khi lựa chọn ổ cứng SSD là dạng thức vật lý của nó, tức hình dạng của ổ cứng SSD. Từ khi xuất hiện lần đầu tiên đến nay, ổ cứng SSD có 5 dạng thức: SATA, m mSATA, M.2, PCIe và dạng U.2 (2,5 inch) với nhiều kích cỡ khác nhau.
SATA là dạng thức vật lý đầu tiên của ổ cứng SSD, có các loại 3,5 inch và 2,5 inch và 1,8 inch, kích thước giống với ổ cứng HDD và sử dụng giao tiếp SATA.
mSATA, M.2 và PCIe là 3 dạng thức vật lý phổ biến nhất hiện. Trong đó, mSATA được sử dụng nhiều trong các laptop, sử dụng cổng giao tiếp riêng là mSATA.
M.2 cũng là dạng thức vật lý phổ biến của ổ cứng SSD, được sử dụng trên nhiều linh kiện và máy tính từ đời 2012 đến nay. Ổ cứng dạng này có thể giao tiếp được bằng SATA, PCIe và USB nên có tính tương thích rất cao.
Một dạng thức vật lý mới của ổ cứng SSD là PCIe. Thiết kế khá giống card đồ họa, có tốc độ nhanh, lên đến 4GB/s.
Phương thức giao tiếp
Giao thức là cách mà một ổ cứng SSD tác động lên các phần mềm, ứng dụng thông qua bộ điều khiển. Loại giao thức quyết định băng thông tối đa, độ trễ tối thiểu, khả năng mở rộng và thay đổi của ổ cứng SSD.\
Hiện nay, các ổ cứng SSD có 3 tùy chọn giao thức phổ biến: SATA, SAS và NVMe. NVMe là giao thức mới nhất và được biết đến với độ trễ thấp và băng thông cao. Loại giao thức này hỗ trợ chỉ cho ổ cứng SSD, được xem là giao thức của tương lai, giúp gia tăng hiệu suất công việc của các thiết bị hiệu quả. SATA và SAS có thể hỗ trợ cả SSD và HDD.
Độ bền của ổ cứng SSD
Độ bền (Endurance) của một ổ cứng SSD quy định về tổng lượng dữ liệu mà một ổ cứng SSD được đảm bảo có thể ghi trong thời gian bảo hành. Nó sẽ được đo dưới dạng Drive Writes Per Day (DWPD) trong một thời gian bảo hành nhất định (thường là 3 hoặc 5 năm).
Bạn có thể hiểu qua ví dụ: Nếu ổ cứng SSD 1TB được chỉ định cho 1 DWPD, nó có thể chịu được 1TB dữ liệu được ghi vào nó mỗi ngày trong thời gian bảo hành. Ngoài ra, nếu ổ cứng SSD 1TB được chỉ định cho 10 DWPD, nó có thể chịu được 10TB dữ liệu được ghi vào đó mỗi ngày trong thời gian bảo hành.
Việc lựa chọn chỉ số về độ bền ổ cứng là bao nhiêu phụ thuộc vào nhu cầu của bạn. Nếu bạn chọn một ổ cứng có độ bền quá cao cho một ứng dụng chỉ đọc sẽ làm tăng chi phí một cách không cần thiết, trong khi việc chọn ổ cứng SSD có độ bền quá thấp cho khối lượng công việc ghi nhiều có thể dẫn đến lỗi ứng dụng sớm.
Có những tính năng bảo vệ dữ liệu
Rất nhiều trường hợp SSD gặp một số vấn đề như mất nguồn đột ngột, đổi bit dữ liệu ngẫu nhiên trong bộ điều khiển dữ liệu hoặc đường dẫn, các lỗi flash khác… có thể gây ra việc mất dữ liệu. Đối với doanh nghiệp, dữ liệu bị hỏng là một thảm họa lớn cần tránh. Chính vì vậy, ổ cứng SSD bạn chọn cần có những tính năng bảo vệ dữ liệu như xử lý lỗi NAND, bảo vệ dữ liệu khi mất điện và bảo vệ đường dẫn dữ liệu đầu cuối. Các tính năng này là cần thiết để ngăn chặn việc mất dữ liệu hoặc truy xuất dữ liệu sai ở các giai đoạn khác nhau của quá trình xử lý SSD.
Loại ổ cứng SSD
Cuối cùng, loại bộ nhớ của ổ cứng SSD là yếu tố quan trọng bạn cần cân nhắc. Dựa vào công nghệ triển khai các chip flash NAND, ổ cứng SSD được chia thành những loại như: SLC, MLC, TLC và QLC. Ban đầu, SLC là một chip đơn tầng (chứa mỗi bit 1 ô). TLC là loại chip chứa được tối đa ba bit dữ liệu mỗi ô. MLC chứa được 2 bit dữ liệu mỗi ô. QLC cho phép ghi tối đa lên đến 4 bit mỗi ô.
Mỗi kiểu chip flash này có tuổi thọ và độ tin cậy cụ thể. Bạn cần cân nhắc tính ứng dụng của ổ cứng SSD để đưa ra sự lựa chọn tốt nhất. MLC là loại bộ nhớ SSD được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Nó có tuổi thọ khoảng 10000 chu kỳ ghi/xoá.
Kết:
Bài viết trên đây đã chia sẻ về 5 yếu tố quan trọng cần cân nhắc để lựa chọn một ổ cứng tốt nhất cho ứng dụng của mình. Hy vọng bạn sẽ chọn được một ổ cứng SSD tốt, có độ bền cao, tốc độ phù hợp.
Đừng quên ghé thăm website để biết thêm nhiều thông tin hữu ích.
Liên hệ Cứu Dữ Liệu Bách Khoa