7 Giải pháp lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp và cá nhân

Nhu cầu về bảo quản, lưu trữ dữ liệu ngày một tăng song song với quy mô và tính quan trọng của dữ liệu. Các giải pháp lưu trữ dữ liệu lần lượt ra đời nhằm đáp ứng tốt các nhu cầu đó. 

Lượng dữ liệu lưu trữ ngày một tăng thì yêu cầu lưu trữ không đơn thuần là cất giữ dữ liệu mà còn là khả năng bảo mật, quản lý và truy xuất nhanh chóng. Tuy nhiên không phải bộ dữ liệu nào cũng cần nhiều tiêu chuẩn như trên. Việc lựa chọn giải pháp lưu trữ phù hợp và tiết kiệm chi phí là một bài toán đầy hóc búa.

Để lưu trữ dữ liệu, ngày nay có đa dạng các phương pháp như lưu tại ổ đĩa cứng, tại máy chủ hay trên hệ thống đám mây. Để biết được dữ liệu của mình nên lưu trữ bằng giải pháp nào, bạn cần nắm chắc ưu điểm cũng như nhược điểm của từng giải pháp. Điều này sẽ được Bách Khoa Data Recovery giải đáp trong bài viết dưới đây.

Giải pháp lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp

DAS – Giải pháp lưu trữ dữ liệu truyền thống

DAS hay Direct attached storage – lưu trữ trên thiết bị gắn trực tiếp là giải pháp lưu trữ dữ liệu kiểu truyền thống. Khi sử dụng cơ chế DAS yêu cầu mỗi máy chủ cần có hệ thống lưu trữ và phần mềm quản lý lưu trữ riêng biệt. 

DAS có ưu điểm là dễ lắp đặt, chi phí thấp, hiệu năng ổn định. Bên cạnh đó nhược điểm là khả năng mở rộng hạn chế. Do đó DAS phù hợp với các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và một số doanh nghiệp vừa.

das

DAS được thiết kế để tối ưu với một máy chủ. Khi dữ liệu tăng cao buộc phải tăng số lượng máy chủ sẽ tạo nên những vùng dữ liệu phân tán. Khi đó cần quản lý và sắp xếp lại dữ liệu trên tất cả server dẫn đến tăng chi phí tổng thể và bất tiện khi sao lưu, bảo vệ và  truy xuất dữ liệu.

NAS – Giải pháp lưu trữ dữ liệu tiện dụng

NAS hay Network Attached Storage – lưu trữ trên thiết bị kết nối mạng LAN sử dụng các thiết bị lưu trữ đặc biệt kết nối với hệ thống thông qua mạng LAN tổng. Các thiết bị thuộc NAS đều được định danh bởi địa chỉ IP cố định và chịu sự điều khiển của máy chủ. Đôi khi có thể truy cập NAS mà không cần máy chủ cấp quyền. Với trường hợp đa máy chủ, việc thao tác với dữ liệu đều được thực hiện tập trung thống nhất.

nas

Ưu điểm của NAS là khả năng mở rộng dễ dàng bằng việc bổ sung các thiết bị lưu trữ NAS. NAS cũng có khả năng chống lại sự cố qua mạng, luôn sẵn sàng để người dùng truy cập dữ liệu.

Về nhược điểm, việc sử dụng chung một mạng LAN khiến cho hiệu năng toàn hệ thống bị ảnh hưởng khi quy mô lưu trữ dữ liệu tăng và thường xuyên. Ngoài ra khi xét trong môi trường có các hệ cơ sở dữ liệu lưu dưới dạng block thì NAS lưu trữ dạng file không phải là giải pháp lưu trữ dữ liệu phù hợp.

SAN – Giải pháp lưu trữ dữ liệu hiện đại

SAN hay Storage Area Network – giải pháp lưu trữ dữ liệu trên hệ thống mạng độc lập cho phép truyền dữ liệu lẫn nhau giữa các máy chủ và thiết bị tham gia lưu trữ. SAN thực hiện quản lý tập trung và khả năng chia sẻ dữ liệu cũng như tài nguyên lưu trữ. Mạng SAN dùng công nghệ cáp quang giúp người dùng dễ dàng mở rộng quy mô mà vẫn cho hiệu năng, tính sẵn sàng cao.

san

SAN có hai mức là mức vật lý và mức logic:

  • Mức vật lý: Tạo hệ thống lưu trữ đồng nhất bằng cách liên kết các thành phần của mạng để sử dụng đồng thời cho nhiều người dùng và ứng dụng.
  • Mức logic: Các dịch vụ, ứng dụng và công cụ quản lý được xây dựng trên nền tảng các thiết bị lớp vật lý.

SAN được xem là giải pháp lưu trữ dữ liệu tối ưu nhất hiện nay cho doanh nghiệp. Do sử dụng mạng độc lập nên quy mô và cường độ lưu trữ không ảnh hưởng tới các thiết bị trong hệ thống và lưu lượng mạng. Dữ liệu trong SAN luôn sẵn sàng truy xuất bất kỳ lúc nào. Đồng thời SAN có thể được mở rộng nhanh chóng về cả dung lượng lưu trữ và số lượng thiết bị.

SAN có mức độ bảo mật dữ liệu cao nhờ khả năng quản lý dữ liệu thống nhất, tập trung và có thể tự khôi phục dữ liệu khi xảy ra sự cố. Ngoài ra, hệ thống này hỗ trợ nhiều giao thức, chuẩn lưu trữ khác nhau như: iSCSI, FCIP, DWDM,…

Nhược điểm duy nhất của SAN là chi phí đầu tư ban đầu cao hơn nhiều so vói DAS và NAS.

Cloud storage – Giải pháp lưu trữ dữ liệu cho tương lai

Cloud Storage – lưu trữ đám mây chỉ mới xuất hiện những năm gần đây nhưng đã nhanh chóng trở thành giải pháp lưu trữ dữ liệu hiệu quả hàng đầu bởi những tính năng ưu việt của nó. Cloud Storage thực chất là các Data Center lưu trữ dữ liệu từ xa qua internet, cung cấp khả năng bảo mật dữ liệu tối đa. Cloud Storage được phát triển bởi các công ty công nghệ hàng đầu và độc lập hoàn toàn với các thiết bị tại doanh nghiệp. Giải pháp này phù hợp cho cả các công ty nhỏ hay tập đoàn lớn.

Luu tru tren Cloud Storage

Ngoài khả năng bảo mật, ưu điểm của Cloud Storage cho phép chia sẻ dữ liệu dung lượng lớn cho đối tác, khách hàng mà không cần các bước trung gian. Người dùng có thể truy cập hệ thống từ bất cứ nơi nào hay thiết bị nào. 

Tuy nhiên, do khoảng cách địa lý mà người dùng không thể truy cập Cloud Storage nếu không được kết nối mạng. Đây cũng chính là nhược điểm lớn nhất của giải pháp này. Ngoài ra, Cloud Storage yêu cầu đóng phí định kỳ gây đôi chút bất tiện cho doanh nghiệp.

Phương pháp lưu trữ dữ liệu cho cá nhân

Doanh nghiệp đã có nhiều hệ thống giải pháp lưu trữ dữ liệu. Vậy còn với người dùng cá nhân thì đâu là phương pháp lưu trữ tối ưu?

Tham khảo: Chiến lược sao lưu dữ liệu – Bảo vệ dữ liệu hiệu quả

Lưu trữ dữ liệu trên ổ băng đĩa

Ổ băng đĩa CD, DVD dường như là giải pháp lưu trữ dữ liệu lỗi thời trong bối cảnh ngày nay. Nhưng phương pháp này vẫn tồn tại như một cách lưu trữ rẻ nhất từng được biết đến. Ngoài ra độ bền của những chiếc băng đĩa khá cao (30 năm), không yêu cầu bảo trì quá nhiều so với các phương pháp khác đồng thời an toàn tuyệt đối trước các nguy cơ từ không gian mạng.

dvd

Ổ băng phù hợp để cất giữ dữ liệu lâu dài hơn là một phương tiện lưu trữ tạm thời. Lý do bởi hiện tại giải pháp truy xuất dữ liệu từ ổ băng khá cao và hiếm có, mặc cho việc giá cả cho một chiếc CD hay DVD rất rẻ. Đây sẽ là phương pháp lưu trữ dữ liệu phù hợp cho các cá nhân muốn lưu lại những kỉ niệm đáng nhớ.

Lưu trữ dữ liệu trên ổ cứng 

Ổ cứng HDD cực kỳ phổ biến trong danh sách các thiết bị lưu trữ dữ liệu. Với tốc độ đọc ghi ở mức khá, tương thích với đa dạng thiết bị, chi phí thấp và tuổi thọ lưu trữ  3 – 5 năm thì HDD phù hợp cho tất cả người dùng cá nhân

ssd

Ổ cứng SSD thì lại sở hữu tốc độ đọc ghi dữ liệu vượt trội so với HDD. SSD không sử dụng bộ phận truyền động nên bền hơn so với HDD. Chúng cũng rất nhỏ gọn để phù hợp với nhiều thiết bị điện từ ngày nay. Tuy nhiên nhược điểm của SSD là giá thành cao.

Lưu trữ dữ liệu trên thiết bị flash kết hợp

usb flash

Thiết bị flash kết hợp là một phương pháp lưu trữ dữ liệu sử dụng ổ cứng HDD và SSD để cân bằng hiệu suất. Phương pháp này kết hợp tốt các ưu điểm của cả hai tùy chọn ổ cứng kể trên khi có chi phí thấp, dung lượng lớn và tốc độ đọc ghi tuyệt vời.

Xem thêm: Top 10 phần mềm khôi phục dữ liệu ổ cứng miễn phí tốt nhất 2022

Phương pháp lưu trữ dữ liệu 5D

Phương pháp lưu trữ dữ liệu 5D sử dụng đĩa thạch anh hợp nhất để mã hóa dữ liệu theo ba chiều thông thường (chiều rộng, chiều dài, chiều sâu) và hai chiều quang học. Các đĩa thạch anh có kích thước rất nhỏ nhưng khả năng lưu trữ lên tới 360TB đáng kinh ngạc. Đặc biệt độ bền của thạch anh là vĩnh cửu khi có thể tồn tại ở nhiệt độ phòng hàng tỷ năm.

Phuong phap luu tru du lieu 5D

Với những ưu điểm siêu việt như vậy chi phí để lưu trữ trên đĩa 5D là cực kỳ đắt và chỉ phù hợp với lượng rất nhỏ người dùng, thậm chí là lượng rất nhỏ doanh nghiệp và chính phủ.

Lưu trữ trên Cloud Storage

Như đã đề cập ở trên, Cloud Storage là giải pháp lưu trữ dữ liệu của tương lai với khả năng bảo mật và truy cập tiện lợi. Hiện có nhiều dịch vụ lưu trữ đám mây miễn phí hoặc mất phí rất ít như OneDrive, Google Drive, iCloud, Dropbox, Mega,… hoàn toàn phù hợp với người dùng nhỏ lẻ hoặc hộ gia đình.

Như vậy chúng tôi đã cung cấp đầy đủ các giải pháp lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp và cá nhân để tốt nhất hiện nay để bạn tham khảo. Nếu gặp sự cố khi truy xuất dữ liệu của mình và cần hướng dẫn về cách cứu dữ liệu từ ổ cứng, bạn hãy liên hệ với Bách Khoa Data Recovery ngay để khôi phục dữ liệu từ bất kỳ phương pháp lưu trữ dữ liệu nào.

1900636196