Cứu dữ liệu máy chủ SAN như thế nào?

Máy chủ SAN (storage area network) là một mạng thiết bị lưu trữ. Nó cung cấp một không gian lưu trữ chia sẻ được và có thể truy cập bởi các máy chủ và máy tính trạm. Nó hoàn toàn tách biệt so với mạng WAN và LAN. Là một mang lưu trữ dữ liệu, hệ thống lưu trữ SAN không tránh khỏi việc mất dữ liệu trong quá trình sử dụng. Trong bài viết dưới đây, Cứu Dữ Liệu Bách Khoa sẽ chia sẻ với bạn đặc điểm của máy chủ SAN và dữ liệu trên hệ thống này nhé!

Máy chủ SAN là gì?

Hệ thống lưu trữ dữ liệu SAN được thiết kế để kết nối tất cả các tài nguyên lưu trữ lại với nhau. Chẳng hạn như các máy trạm Windows, Linux, Unix hay các ổ đĩa lưu trữ dữ liệu thô dưới dạng RAID.

cuu du lieu may chu San 1
Sơ đồ mạng lưu trữ SAN

Đây là một mạng lưu trữ dữ liệu chuyên dụng và hoàn toàn không liên quan đến mạng LAN hay WAN. Các thiết bị lưu trữ ngoại vi được kết nối với nhau bằng nhiều giao diện tốc độ cao. Giao diện FC (Fibre Chanel) có thể được coi là một chuẩn không chính thức của hầu hết mạng SAN hiện nay. Nó là một giao thức I/O nối tiếp hiệu năng cao. Trước đây, SCSI cũng là một giao diện được sử dụng khá nhiều. Ngoài ra, iSCSI cũng là một giao diện mới nổi cho mạng SAN.

Mạng lưu trữ dữ liệu SAN thường được sử dụng ở những nơi cần lưu trữ lượng lớn dữ liệu như ngân hàng, nhà cung cấp dịch vụ viễn thông… Bởi nó sẽ giúp công việc lưu trữ, quản lý, chia sẻ, mở rộng dữ liệu dễ dàng hơn rất nhiều. Máy chủ SAN cũng cho phép sao lưu dữ liệu tự động và giám sát quá trình lưu trữ dữ liệu. Từ đó, tăng độ an toàn của dữ liệu và có biện pháp khôi phục nhanh chóng khi có sự cố xảy ra.

Xem thêm: GIẢI ĐÁP: Nên sao lưu dữ liệu trên đám mây hay cục bộ?

Tại sao máy chủ SAN bị mất dữ liệu?

Một hệ thống lưu trữ SAN bao gồm cả phần cứng và phần mềm. Trong quá trình sử dụng, vì một lý nào đó, hệ thống máy chủ bị lỗi do phần cứng hoặc phần mềm bị hỏng và khiến người dùng mất quyền truy cập vào tất cả dữ liệu được lưu trữ.

cuu du lieu may chu San 2

Nguyên nhân hệ thống lưu trữ SAN bị mất dữ liệu thường là:

  • Sự cố hệ thống do phần cứng hoặc phần mềm bị lỗi
  • Hỏng một hoặc nhiều ổ cứng
  • Máy chủ SAN bị tấn công bằng vi rút, phần mềm tống tiền hoặc phần mềm độc hại
  • Mất điện đột ngột mà không có nguồn điện dự phòng
  • Ổ cứng không phù hợp với máy chủ SAN
  • Quá trình rebuild RAID không thành công
  • Phân vùng SAN hoặc dữ liệu chia sẻ trong mạng được định dạng / xóa.

Việc tìm kiếm nguyên nhân khiến cho máy chủ SAN bị mất dữ liệu là rất quan trọng để tìm ra giải pháp nhanh chóng cho việc khôi phục.

Khôi phục dữ liệu máy chủ SAN như thế nào?

Máy chủ SAN là một hệ thống phức tạp, cách tốt nhất để lấy lại dữ liệu trên hệ thống lưu trữ này là yêu cầu sự trợ giúp của các kỹ sư chuyên nghiệp tại những trung tâm cứu dữ liệu.

Bạn cần gửi thiết bị lưu trữ SAN của mình đến trung tâm khôi phục dữ liệu gần nhất. Các kỹ sư ở đây sẽ thực hiện các thao tác phân tích và đưa ra các thông tin như:

  • Khả năng khôi phục dữ liệu từ hệ thống lưu trữ SAN
  • Thời gian ước tính để khôi phục dữ liệu từ Máy chủ SAN
  • Chi phí khôi phục dữ liệu SAN chính xác

Cuối cùng, bạn sẽ đưa ra quyết định có khôi phục dữ liệu không. Các kỹ sư chuyên nghiệp sẽ giúp bạn lấy lại dữ liệu hoàn hảo nhất.

Nếu bạn đang tìm một địa chỉ khôi phục dữ liệu ổ cứng lưu trữ dữ liệu SAN chuyên nghiệp tại Hà Nội. Bạn có thể tìm đến Cứu Dữ Liệu Bách Khoa. Với kinh nghiệm 10 năm trong lĩnh vực cứu dữ liệu, Cứu Dữ Liệu Bách Khoa là lựa chọn đáng tin cậy cho các khách hàng.

Cứu dữ liệu Bách Khoa đầu tư hệ thống phòng sạch tiêu chuẩn quốc tế, có đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm, lành nghề, giúp khách hàng phát hiện ra vấn đề và khôi phục một cách nhanh chóng. Đảm bảo lấy lại dữ liệu với tỷ lệ cao nhất và giá cả tốt nhất.

Như vậy, bài viết trên đây đã chia sẻ một vài thông tin về hệ thống lưu trữ dữ liệu SAN và dữ liệu trên thiết bị này. Hy vọng bài viết mang lại cho bạn những thông tin hữu ích, xử lý nhanh chóng khi hệ thống mạng SAN có vấn đề.

Xem thêm: Khôi phục dữ liệu trên SQL Server như thế nào?

1900636196