3 kiểu backup dữ liệu phổ biến nhất hiện nay

Backup dữ liệu là công việc cần thiết đối với bất kể thiết bị lưu trữ cá nhân hay hệ thống máy chủ lưu trữ lớn. Thực hiện backup dữ liệu định kỳ hạn chế nguy cơ mất dữ liệu khi xảy ra sự cố. Hẳn đây là điều ai cũng hiểu. Thế nhưng, có những cách backup dữ liệu nào thì không phải ai cũng biết. Cùng tìm hiểu trong bài viết này của Cứu Dữ Liệu Bách Khoa nhé!

3 phương pháp backup dữ liệu phổ biến nhất

Nói đến các phương pháp sao lưu dữ liệu, bạn có thể thấy nhiều cách được đề cập đến trên Internet. Tuy nhiên, phổ biến nhất là các kiểu full, incremental và differential backup.

Mỗi phương pháp này có đặc điểm như thế nào. Nên sử dụng cách nào trong những trường hợp cụ thể nào? Cứu Dữ Liệu Bách Khoa sẽ chia sẻ về sự khác biệt giữa 3 cách sao lưu dữ liệu này rõ hơn ngay dưới đây!

Full Backup – Sao lưu toàn bộ

Sao lưu toàn bộ tạo ra một bản sao toàn bộ dữ liệu cũ lên một thiết bị lưu trữ mới, chẳng hạn như đĩa cứng.

Ưu điểm của cách này là lưu trữ toàn bộ dữ liệu của hệ thống lên một thiết bị duy nhất. Dễ tìm kiếm và sử dụng. Việc khôi phục dữ liệu cũng dễ dàng và ít tốn thời gian hơn.

Nhược điểm: Bởi vì sao lưu một lượng lớn dữ liệu nên thời gian sao chép dữ liệu rất lâu. Đòi hỏi không gian lưu trữ lớn.

kieu backup du lieu 1 1
Cơ chế Full Backup

Khi nào cần thực hiện sao lưu toàn bộ?

Việc sao lưu toàn bộ cần thực hiện thường xuyên, định kỳ. Nếu dữ liệu của bạn không có nhiều, có thể tiến hành sao lưu hàng ngày hoặc hàng tuần. Sao lưu toàn bộ đảm bảo an toàn cho những dữ liệu quan trọng của bạn trong trường hợp rủi ro xảy ra.

Thông thường, sao lưu toàn bộ được thực hiện cùng với một trong hai phương pháp còn lại – Sao lưu gia tăng và sao lưu khác biệt.

>>> Xem thêm: GIẢI ĐÁP: Nên sao lưu dữ liệu trên đám mây hay cục bộ?

Incremental Backup – Sao lưu gia tăng

Điểm khác biệt của sao lưu gia tăng với sao lưu dữ liệu toàn bộ là nó chỉ sao lưu lại những dữ liệu được chỉnh sửa cuối cùng của một tệp dữ liệu. Bạn có thể thực hiện rất nhiều chỉnh sửa trên tệp đó và hệ thống chỉ lưu lại những dữ liệu gần nhất. Thông thường, ngày giờ mà các hoạt động sao lưu, sửa đổi xảy ra cũng được ghi chép lại.

Bởi vì mỗi lần chỉ sao chép một lượng dữ liệu nhỏ nên tốc độ sao lưu nhanh. Không gian lưu trữ dữ liệu không cần quá lớn.

kieu backup du lieu 2 1
Cơ chế Incremental Backup

Differential Backup – Sao lưu khác biệt

Cách sao lưu dữ liệu này cũng giống sao lưu gia tăng. Thế nhưng, thay vì chỉ lưu lại dữ liệu của lần thay đổi cuối cùng. Nó sẽ lưu lại toàn bộ dữ liệu của cả những lần sao lưu trước đó.

So với sao lưu gia tăng, phương pháp này tốn nhiều không gian lưu trữ dữ liệu hơn. Tuy nhiên, nó vẫn không là gì sao với sao lưu toàn bộ.

kieu backup du lieu 3 1 1
Cơ chế của Differential Backup

Vậy phối hợp 3 cách sao lưu dữ liệu này như thế nào để bảo vệ an toàn dữ liệu tốt nhất?

Lựa chọn phương pháp sao lưu dữ liệu nào là tốt nhất?

Mỗi quy trình sao lưu trên sẽ có đặc điểm khác nhau. Đầu tiên, bạn nên thực hiện sao lưu toàn bộ dữ liệu trước. Sau đó, có thể kết hợp với sao lưu gia tăng và sao lưu khác biệt.

Việc lựa chọn cách sao lưu dữ liệu phụ thuộc vào hiệu suất thiết bị lưu trữ, tầm quan trọng của dữ liệu và chi phí bỏ ra.

Việc lựa chọn sao lưu dữ liệu toàn bộ là cần thiết và nên thực hiện theo định kỳ. Bởi vì nó sẽ giúp bạn bảo vệ dữ liệu khỏi những “thảm họa” kinh hoàng. Khi sự cố xảy ra, bạn có thể phục hồi dữ liệu nhanh chóng nhất.

Ngoài ra, bạn có thể thực hiện sao lựu gia tăng hay khác biệt hàng ngày để cập nhật dữ liệu vào hệ thống thường xuyên. Như vậy, nếu thiết bị hỏng, bạn có thể khôi phục được dữ liệu mới nhất trong thời gian nhanh nhất.

Chốt lại, để bạn có thể lấy lại dữ liệu trong một thời gian nào đó nhất định, bạn cần sử dụng ít nhất 2 phương pháp sao lưu dữ liệu.

>>> Xem thêm: Một số cách backup dữ liệu máy tính bạn cần biết

Tóm lại:

Ai cũng hiểu vai trò của việc backup dữ liệu. Thế nhưng, backup dữ liệu như thế nào thì không phải ai cũng biết. Và bài viết này hy vọng mang lại cho mọi người những thông tin hữu ích nhất, giúp bạn hiểu sâu và lựa chọn được cách hiệu quả, phù hợp để bảo vệ hệ thống dữ liệu của mình.

1900636196