Phục hồi dữ liệu là gì?

Mất dữ liệu là trường hợp dữ liệu không còn nguyên vẹn như ban đầu, có thể bị xóa, bị đổi định dạng, bị ghi đè hay không thể thao tác,… Khi gặp trường hợp mất dữ liệu ảnh hưởng tới công việc hay học tập, bạn thường đi tìm cách để phục hồi lại dữ liệu. Vậy bản chất phục hồi dữ liệu là gì? Có những phương pháp nào để khôi phục và liệu một người dùng thông thường có thể tự làm điều này hay không? Cùng Cứu dữ liệu Bách Khoa tìm câu trả lời trong bài viết sau.

Khi nào cần phục hồi dữ liệu?

Phục hồi dữ liệu là quá trình lấy lại dữ liệu bị mất, bị hư hỏng, bị lỗi hoặc không thể tiếp cận theo những cách thông thường. Đa phần dữ liệu cần khôi phục được lưu trữ từ các thiết bị như ổ đĩa HDD, ổ cứng SSD, USB, thẻ SD, RAID và nhiều thiết bị khác. Việc phục hồi có thể được tiến hành ngay lập tức hoặc sau khi xử lý xong các lỗi phần cứng, lỗi phần mềm của thiết bị lưu trữ. 

cuu du lieu Hue 2

Phục hồi dữ liệu có thể được tiến hành sau khi người dùng phát hiện ra dữ liệu đã bị mất. Có nhiều nguyên nhân làm mất dữ liệu như vô tình xóa, mất định dạng, bị ghost, hỏng ổ cứng, lỗi hệ thống, bị hack, bị virus xâm nhập,… Ngoài ra còn những lỗi được xem là sự cố, thiên tai như mất điện, lũ lụt, tai nạn,…

cuu du lieu bach khoa ssd 2

Việc khôi phục dữ liệu hoàn toàn có thể được thực hiện bởi người dùng thông thường, nhưng đó là với dữ liệu đơn giản và lỗi đơn giản. Đa phần quá trình này cần được đảm nhiệm bởi đội ngũ chuyên gia, trang bị đầy đủ thiết bị và công nghệ. Rủi ro lớn nhất khi khôi phục là không thể hoàn tác lại thao tác trước đó. Vì vậy Cứu dữ liệu Bách Khoa khuyên bạn chủ động tìm đến chuyên gia để khôi phục, tránh có thêm những thiệt hại dữ liệu không đáng có.

Các phương pháp phục hồi dữ liệu

Như chúng tôi đã đề cập, có nhiều nguyên nhân và trường hợp làm mất dữ liệu. Tương ứng với đó là mức độ nghiêm trọng khác nhau và giải pháp để phục hồi cũng là khác nhau. 

Trường hợp lỗi hệ thống

Trường hợp phục hồi dữ liệu phổ biến nhất là khi gặp lỗi hệ thống. Trường hợp này để lấy lại dữ liệu rất đơn giản, chỉ là sao chép sang thiết bị lưu trữ khác. Bạn có thể sử dụng các thiết bị lưu trữ ngoài như USB, ổ cứng di động để tiến hành sao chép. Ngoài ra để phòng ngừa các rủi ro, hãy chủ động phân vùng ổ đĩa, sao lưu dữ liệu có giá trị tới khu vực lưu trữ khác.

Invalid Dynamic Disk banner

=>> Đọc thêm: Sao lưu và phục hồi dữ liệu trong thời đại công nghệ số

Trường hợp lỗi không thể truy cập

Trường hợp thiết bị lưu trữ không tương tác với hệ thống và bạn không thể truy cập vào dữ liệu bên trong. Cố tình xử lý có thể khiến dữ liệu bị hư hỏng. Tùy thuộc vào tình hình cụ thể, khắc phục sự cố trong hệ thống tập tin, bảng phân vùng hoặc master boot record có thể đòi hỏi giải pháp phần mềm hoặc kỹ thuật phục hồi đĩa cứng. Phần mềm phục hồi dữ liệu cho vấn đề dữ liệu bị hỏng, trong khi kỹ thuật phục hồi phần cứng có thể thay thế phần cứng trên đĩa bị hỏng. Trong trường hợp cần thiết phục hồi đĩa cứng, đĩa có thể bị hỏng vĩnh viễn, và ưu tiên là phục hồi một phần nào đó của dữ liệu quan trọng.

Trường hợp file bị xóa

Khi một tập tin bị “xóa” từ một phương tiện lưu trữ, thông thường nội dung của tập tin không bị loại bỏ ngay lập tức từ ổ đĩa. Thay vào đó, đường dẫn tới tập tin bị loại bỏ và khu vực lưu trữ tập tin đó trên ổ cứng sẽ hiển thị trống để sẵn sàng ghi đè. Mặc dù nội dung của tập tin vẫn tồn tại và có thể được phục hồi.

tat ung dung chay ngam 8

Trường hợp lỗi thiết bị lưu trữ

Lỗi nguy hiểm nhất tới dữ liệu là từ phần cứng của thiết bị lưu trữ. Một số lỗi như xước đĩa, lỗi kết cấu, hỏng đầu đọc, hỏng động cơ, ăn mòn linh kiện hoặc nghiêm trọng hơn là thiết bị bị rơi vỡ. Thường trong các trường hợp này sẽ có thiệt hại dữ liệu vĩnh viễn. Và bắt buộc phải xử lý phần cứng rồi mới tiến hành phục hồi dữ liệu.

chuyen gia cuu du liu o cung

Hầu hết các thiệt hại hữu hình đều không thể được sửa chữa bởi người dùng. Ví dụ tự ý mở ổ HDD mà không trong môi trường phòng sạch khiến bụi bay vào, kẹt trong đầu đọc gây tổn hại đến đĩa quay. Ngoài ra, người dùng không có đủ chuyên môn và thiết bị cần thiết để sửa chữa. 

Trường hợp khó thực hiện khôi phục dữ liệu

Không hẳn lúc nào cũng có thể phục hồi dữ liệu lại hoàn toàn. Có những trường hợp xảy ra làm dữ liệu bị mất vĩnh viễn không thể lấy lại.

Mất lớp từ tính trên đĩa cứng ổ HDD

Đĩa cứng được cấu tạo từ thủy tinh, nhôm hoặc gốm và một lớp vật liệu từ tính mỏng. Lớp vật liệu từ tính này cực kỳ quan trọng trên đĩa cứng, có vai trò lưu trữ dữ liệu và nếu mất đi lớp này, dữ liệu không thể khôi phục được nữa.

o cung keu

Mặc dù các đĩa cứng hiện đại có lớp bảo vệ để ngăn chặn lớp từ tính trên đĩa cứng bị tróc, tuy nhiên, trong nhiều trường hợp lớp từ tính này cũng bị hỏng và dữ liệu mất vĩnh viễn. Những trường hợp có thể kể đến là hỏa hoạn, ổ cứng vẫn chạy trong khi bị lỗi… Đây là lý do vì sao bạn nên dừng ngay việc sử dụng đĩa cứng khi phát hiện bị mất dữ liệu. Nếu cần, rút ​​phích cắm máy tính của bạn. Điều này sẽ bảo toàn dữ liệu tối đa.

Dữ liệu bị ghi đè

Dữ liệu bị ghi đè là trường hợp mất dữ liệu vĩnh viễn phổ biến nhất mà nguyên nhân chủ yếu đến từ sự chủ quan và thiếu hiểu biết của người sử dụng. Lỗi này xảy ra khi người dùng vẫn cố gắng thao tác trên ổ cứng khi bị lỗi khiến cho dữ liệu mới tạo ra trong quá trình hoạt động đè lên vùng dữ liệu cũ đã mất địa chỉ. 

o cung keu

Khả năng khôi phục dữ liệu của trường hợp này phụ thuộc dữ liệu bị đè toàn phần hay một phần. Nếu máy tính chạy càng lâu thì khả năng ghi đè vĩnh viễn càng cao. Bạn nên dừng việc sử dụng ổ đĩa cứng ngay lập tức khi phát hiện dữ liệu bị ghi đè. Bởi vì nếu dữ liệu bị đè một lần còn có thể cứu được, nhưng dữ liệu bị ghi đè nhiều lần thì sẽ mất vĩnh viễn. 

Dữ liệu ổ SSD bị xóa

Khác với ổ đứa HDD, dữ liệu trên SSD bị xóa thì thường sẽ mất đi vĩnh viễn. Mặc dù trong một số trường hợp bạn có thể khôi phục nó bằng các phần mềm nhưng không nhiều. Vậy nên, bạn cần hạn chế dữ liệu bị xóa trên SSD.

cuu du lieu bach khoa ssd 1

=>> Tìm hiểu về bảng giá khôi phục dữ liệu

6 yếu tố để khôi phục dữ liệu thành công

Không phải ngẫu nhiên mà Cứu dữ liệu Bách Khoa khuyến cáo người dùng không nên tự ý phục hồi dữ liệu. Có rất nhiều yếu tố quyết định tỷ lệ thành công của 1 ca cứu dữ liệu. Nó đến từ yếu tố con người, thiết bị, môi trường và đôi khi là cả may mắn. Cùng tìm hiểu về 6 yếu tố quan trọng quyết định phục hồi dữ liệu thành công.

1. Kiến thức về khôi phục dữ liệu

Để có thể làm việc cùng với ổ cứng và khôi phục dữ liệu bị mất thành công, kiến thức và kinh nghiệm là điều đầu tiên bạn cần. Không phải ai cũng có kiến thức để sửa chữa ổ cứng bị hỏng thành công, nhất là những vấn đề xảy ra do hư hỏng vật lý.

cuu du lieu Nam Dinh 2

Trước khi thực hiện mở và khôi phục ổ cứng vật lý, hãy đảm bảo bạn sẽ không làm tình trạng tệ hơn. Nếu không, bạn cần đem ổ cứng máy tính đến với những người có kinh nghiệm. Phần lớn công việc khôi phục dữ liệu ổ cứng sẽ dễ dàng thành thạo hơn nếu bạn có thiết bị phù hợp, quá trình phân tích để tìm giải pháp và sự kiên nhẫn.

2. Công cụ khôi phục dữ liệu phần cứng

Nhiều người cho rằng chỉ cần sử dụng các phần mềm để khôi phục dữ liệu ổ cứng là đủ. Tuy nhiên, các thiết bị phục hồi dữ liệu phần cứng mới là quan trọng nhất. Những công cụ này có thể thao tác trên ổ đĩa theo những cách mà phần mềm không thể.

PC 3000 EXPRESS 4

2 hệ thống phổ biến và cần thiết nhất trong các quá trình phục hồi dữ liệu.

Deepspar Disk Imager 4: Đây là công cụ trích xuất dữ liệu tốt nhất trên thị trường. Nó chỉ có thể chạy một công việc khôi phục dữ liệu tại một thời điểm.

AceLabs PC3000 UDMA-Express: Chức năng tương tự như Deepspar, có thể chạy 4 ổ đĩa thay vì một ổ đĩa và có thể xử lý các trường hợp phức tạp hơn và các loại tệp nâng cao hơn.

3. Công cụ sửa đầu đọc

Nếu ổ cứng bị lỗi vật lý, nghĩa là các bộ phận bên trong (đầu) đã hoàn toàn bị lỗi. Khi đó, các công cụ khôi phục dữ liệu phần cứng không thể có tác dụng. Bạn cần thay thế các đầu đọc dữ liệu. Điều này yêu cầu một thiết bị đặc biệt: Công cụ thay thế đầu đọc

Những công cụ này có thể có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau để sử dụng cho nhiều loại ổ đĩa khác nhau.

4. Công cụ khôi phục dữ liệu phần mềm

Công cụ khôi phục dữ liệu phần cứng quan trọng nhưng không phải các phần mềm là không có ý nghĩa. Sử dụng phần mềm là một cách an toàn để khôi phục dữ liệu là cho các ổ đĩa logic, đã xóa mà ổ đĩa không bị hư hỏng về mặt vật lý.

Sua loi chip NAND bi hong 2

Trong những trường hợp này, nếu bạn không phải là một người chuyên nghiệp mà muốn tự khôi phục dữ liệu trong thiết bị của mình, hãy chú ý đừng khôi phục dữ liệu khi dữ liệu trên ổ cứng bị lỗi.

5. Phòng sạch

Phòng sạch đạt tiêu chuẩn là một trong những yêu cầu quan trọng nhất của một trung tâm khôi phục dữ liệu. Quá trình khôi phục dữ liệu, đặc biệt trong trường hợp cấu tạo vật lý hư hỏng, cần một môi trường đặc biệt, hạn chế tối đa những hạt bụi nhỏ nhất trong không khí, bởi vì chỉ cần một hạt bụi nhỏ vô tình dính lên cũng có thể làm xước đĩa và mất dữ liệu.

cuu du lieu bach khoa

6. Ổ đĩa, PCB dự trữ

Khi một phần của ổ cứng bị lỗi, chúng ta cần thay thế nó, có thể nó là một ổ đĩa trọn vẹn, trục xoay hay PCB dự trữ. Trong kho của các trung tâm khôi dữ liệu luôn cần dự trữ những dụng cụ này để có thể sử dụng bất kỳ khi nào cần.

Cứu dữ liệu Bách Khoa là công ty cứu máy tính uy tín hàng đầu cả nước, có 17 năm kinh nghiệm xử lý hàng vạn ca mất dữ liệu trong đa dạng trường hợp với tỷ lệ thành công trên 90%. Chúng tôi có hệ thống 2 phòng lab hiện đại bậc nhất, trang bị phòng sạch tiêu chuẩn cùng hệ thống thiết bị tiên tiến. Quan trọng nhất là đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật viên có chuyên môn cao, được đào tạo thường xuyên ở nước ngoài như Nga, Nhật Bản, Trung Quốc và sẵn sàng tiếp nhận mọi nhu cầu phục hồi dữ liệu từ khách hàng.

co so bach khoa data recovery

Cứu dữ liệu Bách khoa chuyên khôi phục dữ liệu trên các thiết bị lưu trữ như SSD, HDD, thẻ SD, USB, RAID, server, camera,…. Chúng tôi cũng nhận đào tạo, chuyển giao công nghệ phục hồi, cung cấp thiết bị và cơ sở vật chất cho các đơn vị có nhu cầu. Ngoài ra trung tâm mang tới giải pháp quản lý, bảo vệ và chiến lược sao lưu, phục hồi dữ liệu dài hơi cho hệ thống server doanh nghiệp, cơ quan.

Liên hệ ngay tới Cứu dữ liệu Bách Khoa khi bạn có nhu cầu phục hồi dữ liệu:

  • Hotline trung tâm: 1900 636 1960243 785 2555
  • Số điện thoại tiếp nhận khẩn cấp: 091 2600 250
  • Phòng lab tại Cầu Giấy – Hà Nội: Tầng 8, tòa nhà AP, số 87 Trần Thái Tông, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Phòng lab tại Bách Khoa – Hà Nội: Số 29, ngõ 40 Tạ Quang Bửu, Bách Khoa, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1900636196