Trong một số trường hợp thiết bị hỏng nặng, phần thông tin của dữ liệu bị xóa đi chỉ còn lại phần dữ liệu của tệp tồn tại dưới dạng dữ liệu thô. Dữ liệu thô là gì? Bạn đã từng nghe về khái niệm này chưa? Nếu dữ liệu thô trên ổ cứng bị mất, bạn nên xử lý như thế nào? Những vấn đề này sẽ được giải quyết trong các bài viết này nhé!
Nội dung chính
Dữ liệu thô là gì?
Dữ liệu thô (raw data) hay dữ liệu sơ cấp là bảng dữ liệu được thu thập từ một nguồn nào đó. Bạn có thể tưởng tượng, dữ liệu thô được thu thập từ một nguồn nào đó, sẽ là một bảng tính với:
Hàng: Tên các đối tượng
Cột: Chứa các biến, mô tả thuộc tính của đối tượng đó
Đây là những dữ liệu chưa qua xử lý. Điều này có nghĩa là dữ liệu thô chưa được “làm sạch”, bỏ qua các giá trị ngoại biên, loại bỏ các lỗi đọc và nhập dữ liệu. Nói chung, nó chưa được thực hiện bất kỳ phân tích nào, không bị can thiệp bởi một thao tác nào khác từ các phần mềm hay con người.
Tuy nhiên, một dữ liệu đã qua xử lý có thể là “dữ liệu thô” cho một quá trình nghiên cứu và phân tích khác. .
Ngoài ra, dữ liệu thô có thể đề cập đến dữ liệu nhị phân trên các thiết bị lưu trữ điện tử, chẳng hạn như ổ đĩa cứng (còn được gọi là “dữ liệu sơ cấp).
Ví dụ về dữ liệu thô trong máy tính
Trong CNTT, dữ liệu thô đề cập đến dữ liệu trên các ổ đĩa cứng. Đây là các dữ liệu chứa lỗi của con người, máy móc hoặc dụng cụ, không được xác thực; ở các định dạng khác nhau, chưa được mã hóa hay định dạng.
Dữ liệu thô cần trải qua quá trình xử lý (trích xuất, tổ chức, phân tích, định dạng) để chuyển thành thông tin và sử dụng được.
Một ví dụ về dữ liệu thô: Dữ liệu được thu thập tại máy POS tại các điểm bán hàng, bao gồm mặt hàng, giá cả và ngày giờ mua. Những dữ liệu này là dữ liệu thô cho đến khi được đưa vào xử lý. Chẳng hạn như, nó sẽ được phân tích thành các thông tin có nghĩa như doanh thu hay chi tiêu.
Vậy dữ liệu thô có ý nghĩa gì? Tại sao nó quan trọng và cần tìm cách để phục hồi khi vô tình mất đi?
Cách phục hồi dữ liệu thô khi mất dữ liệu
Khi thiết bị hỏng nặng, khiến các dữ liệu phân mảnh, một tệp dữ liệu được chia thành hai phần – thông tin tệp và nội dung tệp.
Thông tin tệp bao gồm: tên tệp, vị trí lưu trữ, ngày tạo tệp và sửa đổi lần cuối. Đây là những thông tin định vị tệp. Nó có thể bị mất do format dữ liệu, vô tình xóa hay lỗi logic.
>>> Xem thêm: Hệ thống tệp trên ổ cứng được cấu trúc như thế nào?
Nội dung tệp không bị xóa cho đến khi có dữ liệu mới ghi đè. Đây là những dữ liệu thô, chứa những thông tin quan trọng nếu được đưa vào quá trình xử lý. Khi dữ liệu bị phân mảnh, nội dung tệp bị hủy liên kết khỏi thông tin về vị trí, tên, kích thước, v.v. Trong trường hợp không thể khôi phục được toàn bộ tệp dữ liệu hoàn chỉnh, bạn cần tìm mọi cách để khôi phục dữ liệu thô này, rồi từ đó tạo thành tệp dữ liệu mới.
Các dữ liệu thô này có thể bao gồm chữ ký tệp, giúp xác định loại tệp, đây là các ký tự để nhận dạng tệp. Người dùng có thể sử dụng các phần mềm khôi phục dữ liệu thô quét, tìm kiếm và khôi phục trở lại trong trường hợp nó chưa bị một dữ liệu khác ghi đè lên.
Khôi phục dữ liệu thô giúp tăng khả năng phục hồi dữ liệu bị mất.
>>> Xem thêm: Một quá trình phục hồi dữ liệu mất bao lâu?
Tuy nhiên, để tránh rủi ro trong quá trình khôi phục dữ liệu thô, bạn nên tìm các trung tâm chuyên khôi phục dữ liệu để được hỗ trợ.
Cứu Dữ Liệu Bách Khoa là một trong những địa chỉ chuyên phục hồi dữ liệu hàng đầu tại Hà Nội, được nhiều khách hàng tin tưởng. Trung tâm cũng là đối tác hỗ trợ giám sát và khôi phục dữ liệu cho nhiều đơn vị lớn.
Cứu Dữ Liệu Bách Khoa sẽ giúp bạn khôi phục lại dữ liệu với tỷ lệ cao nhất, nhờ vào thiết bị hiện đại bậc nhất, phòng sạch an toàn và đội ngũ nhân viên giàu chuyên môn hàng đầu Việt Nam.
Nếu bạn muốn biết thêm về khôi phục dữ liệu thô, hãy liên hệ Cứu Dữ Liệu Bách Khoa để biết thêm chi tiết.
LIÊN HỆ VỚI CỨU DỮ LIỆU BÁCH KHOA – HÀ NỘI