Tần suất sao lưu dữ liệu lý tưởng là thế nào?

“Khi nào nên sao lưu dữ liệu?” – Một câu hỏi quan trọng nhưng nhiều doanh nghiệp/đơn vị thường hay bỏ qua. Một tần suất sao lưu dữ liệu lý tưởng hạn chế được khả năng mất dữ liệu một cách đột ngột cũng như giảm rủi ro về tài chính và độ bảo mật của dữ liệu. Bài viết dưới đây chia sẻ về những yếu tố ảnh hưởng đến tần suất sao lưu dữ liệu về đưa ra một số đề xuất phù hợp cho từng kiểu doanh nghiệp khác nhau.

Các yếu tố ảnh hưởng đến tần suất sao lưu dữ liệu

Tần suất sao lưu dữ liệu phù hợp đóng vai trò phòng ngừa những mất mát dữ liệu có thể xảy ra. Để quyết định bao lâu nên sao lưu dữ liệu một lần, bạn cần cân nhắc các yếu tố sau:

  • Dữ liệu của bạn bao gồm những loại thông tin nào?
  • Tầm quan trọng của dữ liệu ra sao?
  • Dữ liệu thay đổi thường xuyên không?
  • Bạn cần khôi phục dữ liệu trong tối đa bao lâu?
  • Bạn có thiết bị để thực hiện sao lưu không?
  • Ai chịu trách nhiệm cho việc sao lưu dữ liệu?
  • Thời gian lên lịch sao lưu dữ liệu?
  • Bạn có lưu trữ dữ liệu ngoài trang web không?

Trong số những yếu tố này, tần suất thay đổi của dữ liệu và thời gian tối đa cho việc khôi phục dữ liệu là quan trọng nhất.

tần suất sao lưu dữ liệu
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tần suất sao lưu dữ liệu

Tần suất thay đổi của dữ liệu: Hiện nay, việc tạo ra những nội dung và dữ liệu mới là việc hàng giờ, hàng phút, thậm chí hàng giây. Điều này phụ thuộc vào lưu lượng truy cập và sự tương tác trên trang web. Một số trang web 1 thậm 2 hoặc 3 ngày mới cập nhật nội dung một lần như các blog. Trong đó, các trang web bán lẻ trực tuyến cập nhật dữ liệu mới mỗi phút. Tần suất thay đổi của dữ liệu càng thường xuyên, thời gian giữa hai lần sao lưu dữ liệu càng cầm ngắn lại. Nếu hệ thống lưu trữ có gặp vấn đề trong khoảng thời gian giữa hai lần sao lưu, dữ liệu bị mất sẽ ít nhất.

Thời gian “có thể chịu” do việc khôi phục dữ liệu: Nếu dữ liệu bị mất, nó cần một khoảng thời gian để khôi phục. Trong thời gian này, thiết bị không được hoạt động. Hãy xem xét hoạt động doanh nghiệp bạn trơn tru trong thời gian bao lâu kể từ khi hệ thống dữ liệu gặp vấn đề. Nếu doanh nghiệp bạn luôn cần có hệ thống dữ liệu để hoạt động. Hãy chuẩn bị hệ thống sao lưu tự động, cập nhật liên tục và có thể sử dụng ngay khi thiết bị chính có vấn đề.

Xem thêm: GIẢI ĐÁP: Nên sao lưu dữ liệu trên đám mây hay cục bộ?

Vậy bao lâu cần sao lưu dữ liệu một lần?

Bao lâu bạn sao lưu dữ liệu một lần là lý tưởng?

Bạn sẽ không có một câu trả lời chính xác về tần suất sao lưu dữ liệu. Điều này phụ thuộc vào nhu cầu của mỗi doanh nghiệp.

tần suất sao lưu dữ liệu

Tuy nhiên, dưới đây là tần suất sao lưu dữ liệu tốt cho từng loại doanh nghiệp:

Công ty quy mô trung bình: Thực hiện sao lưu toàn bộ 24 giờ một lần và sao lưu tăng dần sau mỗi 6 giờ.

Các doanh nghiệp bán lẻ quy mô trung bình: Thực hiện sao lưu gia tăng 4 giờ một lần và tạo nhật ký giao dịch hàng giờ.

Các doanh nghiệp bán lẻ và ngân hàng quy mô lớn: Thực hiện sao lưu gia tăng 3 giờ một lần và tạo nhật ký giao dịch nửa giờ.

Nhật ký giao dịch là một tệp liệt kê bất cứ thay đổi nào trên cơ sở dữ liệu của bạn. Nó cần thiết để duy trì tính toàn vẹn của dữ liệu. Chính vì vậy, tạo nhật ký giao dịch rất quan trọng khi sao lưu dữ liệu, đặc biệt là đối với những hệ cơ sở dữ liệu luôn thay đổi liên tục.

Kết:

Vậy là bài viết trên đây đã chia sẻ về tần suất sao lưu dữ liệu lý tưởng cho một số kiểu doanh nghiệp. Đồng thời, Cứu Dữ Liệu Bách Khoa cũng đưa ra một số yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tần suất sao lưu. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ biết cách sao lưu tốt nhất cho hệ thống dữ liệu của mình.

Liên hệ Cứu Dữ Liệu Bách Khoa 

1900636196