6 sai lầm trong khi sao lưu dữ liệu cần chú ý

Lượng dữ liệu tiếp tục tăng nhanh, thì tầm quan trọng của việc giữ an toàn cho dữ liệu đó cũng tăng lên. Nguy cơ mất dữ liệu luôn tiềm ẩn đối với máy tính cá nhân hay doanh nghiệp. Sao lưu dữ liệu là cần thiết để hạn chế tối đa việc mất dữ liệu. Mặc dù nhiều người ý thức được vai trò của việc sao lưu dữ liệu nhưng không phải ai cũng thực hiện nó đúng cách. Dưới đây là 6 sai lầm phổ biến cần tránh khi sao lưu dữ liệu.

#1. Không có thiết bị để sao lưu dữ liệu

Hầu hết những người sử dụng máy tính cá nhân, thậm chí doanh nghiệp nhỏ nghĩ rằng việc sao lưu dữ liệu không cần thiết. Họ không chuẩn bị các thiết bị để sao lưu dữ liệu cũng không chú ý lưu trữ một số thông tin quan trọng lên các dịch vụ đám mây có bảo mật. Thực tế, bạn không thể đoán trước được ngày mà máy tính của bạn bị hỏng ổ cứng hay virus vô tình tấn công.

sai lầm khi sao lưu dữ liệu
Cần chuẩn bị đầy đủ các thiết bị sao lưu dữ liệu

Hãy thực hiện sao lưu các dữ liệu quan trọng vào một chiếc USB hay ổ cứng ngoài để có thể sử dụng ngay trong trường hợp mất dữ liệu.

#2. Không xác minh tính chính xác của dữ liệu đã sao lưu

Khi bạn sử dụng thiết bị sao lưu phần cứng hay phần mềm, đa phần dữ liệu đều được ghi chép đúng và đủ. Tuy nhiên, đôi khi vì một lý do nào đó, quá trình sao lưu dữ liệu bị ngắt quãng, dữ liệu sao lưu chưa đầy. Bạn cần kiểm tra kỹ càng sau mỗi lần sao chép dữ liệu để đảm bảo các bản sao lưu thực sự ở đúng vị trí. Nó giúp bạn tránh khỏi trường hợp không có dữ liệu trong khi rất cần dùng, chỉ vì trước đó dữ liệu được sao lưu không đầy đủ.

#3. Chỉ sao lưu các dữ liệu quan trọng

Bạn không biết được một dữ liệu quan trọng như thế nào cho đến khi bạn tìm nó mà không có. Rất có thể bạn đã bỏ qua việc sao lưu nó trước đây, sau đó, dữ liệu bị mất vì một lý do nào đó. Tốt nhất, bạn nên sao lưu toàn bộ dữ liệu trên máy tính theo định kỳ để sử dụng khi cần thiết.

sai lầm khi sao lưu dữ liệu
Hãy sao lưu tất cả dữ liệu nếu có thể

#4. Không biết rõ về những hạn chế của hệ thống sao lưu dữ liệu bạn đang sử dụng

Nhiều người luôn nghĩ rằng dữ liệu của họ có thể an toàn với dịch vụ sao lưu dữ liệu bất cứ lúc nào. Sự thật, điều này chỉ đúng khi ít nhất phải đảm bảo hệ thống sao lưu máy tính của bạn phù hợp với nhu cầu lưu trữ và sao lưu dữ liệu của bạn.

Chẳng hạn như đường truyền Internet có bạn có băng thông khoảng 800MB/ngày nhưng bạn muốn sao lưu dữ liệu lên đến 1200MB. Khi đó, bạn có thể mất hơn một ngày để sao chép toàn bộ dữ liệu lên đám mây. Điều này tương đối bất tiện. Nếu đường truyền mạng của bạn vô tình gặp trục trặc, quá trình sao lưu sẽ bị ngắt quãng.

#5. Không có kế hoạch sao lưu dữ liệu nhất quán

Nhiều người sử dụng máy tính chỉ sao lưu dữ liệu khi cần thiết. Chẳng hạn như khi đĩa cứng gặp sự cố, xuất hiện màn hình xanh chết chóc (BSOD) lặp lại hoặc máy tính bị mất / bị đánh cắp.

sai lầm sao lưu dữ liệu
Luôn có kế hoạch để sao lưu dữ liệu

Tuy nhiên, nếu bạn không sao lưu dữ liệu kịp trong những trường hợp khẩn cấp này, dữ liệu quan trọng của bạn có thể bị mất hoàn toàn.

Nếu bạn sao lưu dữ liệu cho mục đích cá nhân, hãy thực hiện ít nhất mỗi tuần 1 lần. Bạn có thể tham khảo về tần suất sao lưu dữ liệu trong bài viết này.

#6. Không chọn đúng công cụ cho việc sao lưu dữ liệu

Lựa chọn công cụ sao lưu dữ liệu cũng rất quan trọng. Bạn có thể sử dụng thiết bị flash (thẻ nhớ, khóa USB, ổ USB…) để sao chép dữ liệu cho mục đích cá nhân. Tuy nhiên, công cụ này có thể gặp rủi ro về mặt vật lý như bị rơi, vỡ, bị vật thể lớn nghiền nát.

Bạn nên sao lưu dữ liệu trên cả phần cứng (USB, ổ cứng, RAID…) và các dịch vụ sao chép dữ liệu, thực hiện sao chép định kỳ toàn bộ dữ liệu để đảm bảo khả năng phục hồi dữ liệu lớn nhất khi bị mất.

Kết:

Bài viết trên đây đã liệt kê một số sai lầm phổ biến trong việc sao lưu dữ liệu mà mọi người hay găp phải. Hy vọng bài viết này mang đến cho mọi người những thông tin hữu ích để hạn chế tối đa tình trạng mất dữ liệu không mong muốn.

Liên hệ Cứu Dữ Liệu Bách Khoa Hà Nội 

1900636196